Thuế GTGT (VAT) là gì? Hướng dẫn cách tính thuế và kê khai thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng (hay còn là thuế VAT) là loại thuế được áp dụng cho hầu hết với các loại hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy cùng Ttax tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng là gì cũng như các nghiệp vụ kế toán liên quan đến loại thuế này là điều vô cùng quan trọng.

Mục lục

Thuế VAT là gì? Các quy định mới nhất về thuế GTGT

“Thuế giá trị gia tăng là gì?” luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Theo Điều 2 của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được phát sinh từ khâu sản xuất và lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế VAT là gì?

Như vậy, thuế GTGT là gì? Thực chất thuế GTGT là một loại thuế gián thu và tiền thuế được cấu thành ngay trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Do đó, người tiêu dùng chính là người cuối cùng phải chịu thuế và người nộp thuế chỉ là người thực hiện nộp thay cho người tiêu dùng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Với đặc điểm này, thuế giá trị gia tăng là loại thuế có phạm vi tác động rộng, được đánh vào hầu hết tất cả các loại hàng hóa dịch vụ có trên thị trường.

Đối tượng chịu thuế GTGT chính là hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tiêu dùng tại Việt Nam, ngoại trừ một số đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng. Trong thuế GTGT có thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Vậy thuế giá trị gia tăng đầu ra là gì và thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?

  • Thuế giá trị gia tăng đầu ra được quy định là số thuế ghi trong hóa đơn đầu ra (tại liên xanh hoặc liên tím) khi đơn vị bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định là số thuế ghi trong hóa đơn đầu vào (tại liên đỏ) khi mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp.

thuê vat

 

Thuế suất thuế GTGT

Hiện nay, “thuế VAT bao nhiêu phần trăm và thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?” cũng là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Tại Việt Nam, tùy theo từng ngành mà thuế suất GTGT được quy định như sau:

+ Thuế suất GTGT 0%: hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hay vận tải quốc tế

Hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu là: Hoạt động chuyển giao công nghệ hay chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, các dịch vụ bưu chính viễn thông tại nước ngoài, các sản phẩm xuất khẩu là nguồn tài nguyên hay khoáng sản khai thác chưa trải qua chế biến.

+ Thuế suất GTGT 5%: nước sạch để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Phân bón: Các loại quặng dùng để sản xuất ra phân bón, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trưởng cho vật nuôi cây trồng

Các sản phẩm, và dịch vụ nông lâm ngư nghiệp là: Thức ăn cho chăn nuôi gia súc và gia cầm; các sản phẩm trong trồng trọt chăn nuôi thủy sản, các thực phẩm tươi sống chưa trải qua chế biến; các dịch vụ đào đắp hay nạo vét kênh, mương và ao hồ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nguyên liệu mủ cao su sơ chế; nguyên liệu nhựa thông sơ chế; các sản phẩm bằng chất liệu đay, cói, tre, nứa, lá và rơm; các sản phẩm thủ công khác.

Phụ phẩm trong ngành mía đường như: Gỉ đường hay bã mía và bã bùn.

Máy móc và thiết bị phục vụ cho một số ngành nghề như là:

  • Ngành nông nghiệp: Các máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
  • Ngành y tế: các thiết bị và dụng cụ y tế.
  • Ngành giáo dục: Các dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập.
  • Ngành văn hóa: Triển lãm và thể dục thể thao hay nghệ thuật, phim ảnh.
  • Ngành giải trí: Đồ chơi cho trẻ em

+ Thuế suất GTGT 10%: áp dụng đối với các đối tượng chịu thuế không được áp dụng loại thuế suất GTGT 0% và thuế suất GTGT 5%. thuê GTGT  

 

Luật thuế GTGT mới nhất

Dưới đây là thống kế các văn bản Luật thuế GTGT mới nhất hiện nay để bạn tìm kiếm và tham khảo:

Số Tên văn bản Ngày hiệu lực
13/2008/  QH12 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội 01/01/  2009
31/2013/  QH13 Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 của Quốc hội 01/01/  2014
71/2014/  QH13 Luật số 71/2014/QH13 của Quốc hội về sửa đổi một số điều Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 01/01/  2015
106/2016/  QH13 Luật số 106/2016/QH13 của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cùng Luật quản lý thuế. 01/07/  2016

Thời hạn nộp thuế GTGT

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý:

Theo quy định của Thông tư hợp nhất số 18/VBHN-BTC ban hành ngày ngày 19 tháng 06 năm 2015, thì các thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT như sau:

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý I: Ngày 30/04 hàng năm.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý II: Ngày 30/07 hàng năm.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý III: Ngày 30/10 hàng năm.

– Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của quý IV: Thời hạn kê khai thuế GTGT là ngày 30/01 của năm dương lịch sau liền kề.

Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT

Theo quy định của Điều 9 tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/01/2014, thì mức phạt nộp trễ tờ khai thuế GTGT là:

Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định: 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ. 2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này). 3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày. 4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày. 5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày. 6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày. b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này. c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

thuế gtgt

 

Thời hạn nộp thuế GTGT mới nhất năm 2019

Theo quy định của khoản 2, Điều 26 tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013 thì hạn nộp thuế GTGT theo quý như sau:

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Mức phạt chậm nộp thuế GTGT

Theo quy định của khoản 3, Điều 3 của Luật số 106/2013/QH13, thì mức lãi chậm nộp tiền thuế GTGT sẽ được tính như sau:

Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

  Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ kế toán trọn gói TPHCM, cân đối thuế GTGT, báo cáo thuế tại Công ty Ttax.

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp

Hiện nay, có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừtính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Ttax sẽ hướng dẫn cụ thể từng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như sau:

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Đối tượng áp dụng là: Theo Điều 12 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ được áp dụng cho các đối tượng sau:

  • Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các cơ sở kinh doanh vẫn đang hoạt động và có doanh thu hàng năm từ việc bán hàng hóa, việc cung ứng dịch vụ ít nhất từ 01 tỷ đồng trở lên và luôn thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn cũng như chứng từ.
  • Các cơ sở kinh doanh có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT cần phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó,

Thuế GTGT đầu vào được tính bằng tổng số thuế GTGT đã ghi trên các hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả các tài sản cố định) sử dụng cho sản xuất và kinh doanh hàng hóa cũng như dịch vụ chịu thuế GTGT.

Số thuế GTGT đầu ra được tính bằng tổng số thuế GTGT của các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT đã ghi trên hóa đơn được tính theo công thức:

Thuế GTGT được ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của các loại hàng hóa, dịch vụ đó

Chúng ta cần chú ý: Trong trường hợp có sử dụng chứng từ được ghi giá thanh toán là giá đã báo gồm thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu ra sẽ được xác định là giá thanh toán trừ trừ đi giá tính thuế xác định như dưới đây.

Giá chưa bao gồm thuế GTGT = Giá thanh toán : 1 + thuế suất của các loại hàng hóa, dịch vụ (%)

Từ công thức trên, ta có thể suy ra cách tính giá đã có thuế VAT theo ví dụ như sau:

Chúng ta có một hóa đơn GTGT là 9 triệu đồng (đã bao gồm VAT). Để tính ra giá gốc của hàng hóa hay dịch vụ và 10% VAT ta chia như sau:  Giá gốc = Giá của hóa đơn VAT : 1.1 (đây là áp dụng cho thuế VAT 10%, còn thuế VAT là 5% thì ta chia cho 1,05). Cách tính thuế VAT 10% = Giá gốc * 0.1, trong trường hợp VAT là 5% thì chúng ta nhân 0,05).

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng là:

  • Các doanh nghiệp hay hợp tác xã đang hoạt động và có doanh thu hàng năm ít hơn 01 tỷ đồng, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.
  • Các doanh nghiệp hay hợp tác xã mới được thành lập, trừ các trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế.
  • Các hộ và cá nhân kinh doanh;
  • Các tổ chức hay cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng không theo Luật Đầu tư và những tổ chức khác không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định.
  • Các tổ chức kinh tế khác nhưng không phải là doanh nghiệp hay hợp tác xã, trừ các trường hợp có đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Công thức tính thuế GTGT như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó:

– Tỷ lệ % xác định để tính thuế giá trị gia tăng theo doanh thu từng loại hàng hóa như sau:

  • Đối với phân phối và cung cấp hàng hóa là: 1%;
  • Đối với dịch vụ và xây dựng nhưng không bao thầu về nguyên vật liệu là: 5%;
  • Đối với sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn với hàng hóa hay xây dựng có thêm bao thầu nguyên vật liệu là: 3%;
  • Các hoạt động kinh doanh khác là: 2%.

– Doanh thu xác định để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán các loại hàng hóa và dịch vụ thực tế được ghi trên các hóa đơn bán hàng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT. Trong đó có bao gồm các khoản phụ thu hay phí thu thêm mà các cơ sở kinh doanh được hưởng.

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT và cách kê khai bổ sung thuế GTGT

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT

Trước khi thực hiện kê khai thuế GTGT các bạn cần phải xác định chính xác xem doanh nghiệp của mình thuộc đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng nào thì mới có thể làm chính xác được. Cụ thể như sau:

Phương pháp kê khai:

  • Phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ.
  • Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp.

Kỳ kê khai:

  • Khai thuế GTGT theo quý.
  • Kê khai thuế GTGT theo tháng.

thuế gtgt

 

+ Hướng dẫn cách xác định kê khai thuế GTGT theo quý

Theo điều 15 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định:

– Kê khai thuế GTGT theo quý được áp dụng đối với các doanh nghiệp có tổng doanh thu của bán hàng hoá và các hoạt động cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề phải từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Các doanh nghiệp mới thành lập được thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

Sau khi đã hoạt động sản xuất và kinh doanh đủ 12 tháng thì tính từ năm dương lịch liền kề tiếp theo sẽ căn cứ vào mức doanh thu của bán hàng hoá và dịch vụ của năm dương lịch trước đó liền kề (tính đủ 12 tháng) để thực hiện hoạt động khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay là theo quý.

+ Hướng dẫn cách xác định kê khai thuế GTGT theo tháng:

Kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được áp dụng đối với các doanh nghiệp có mức tổng doanh thu về bán hàng hoá và cung cấp các dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề là trên 50 tỷ đồng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy vấn đề xác định doanh thu bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ năm trước liền kề là điều kiện để xác định doanh nghiệp là đối tượng thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý hay là kê khai thuế GTGT theo tháng.

Doanh thu của bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được tính dựa trên là Tổng doanh thu của các Tờ khai thuế GTGT tại các kỳ kê khai tính thuế trong năm dương lịch. Doanh thu này bao gồm cả phần doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không phải chịu thuế GTGT.

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện và đang thuộc đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý nhưng lại muốn được chuyển sang kê khai thuế theo tháng thì hãy gửi văn bản (Mẫu số 07/GTGT được ban hành kèm theo Thông tư số 151) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp chậm nhất là trong thời hạn để nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của năm doanh nghiệp muốn bắt đầu khai thuế giá trị gia tăng theo tháng. thuế gtgt

 

+ Hồ sơ và thời hạn kê khai thuế GTGT

  • Nếu doanh nghiệp của bạn đăng ký áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừthì hồ sơ kê khai thuế GTGT là mẫu số 01/GTGT và mẫu số 02/GTGT và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Nếu doanh nghiệp của bạn đăng ký áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hồ sơ kê khai thuế GTGT là mẫu số 03/GTGT và mẫu số 04/GTGT và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế chậm nhất là trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ đầu tiên.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn thành lập ngày vào 25/6/2019. Như vậy, nếu thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì phải nộp Tờ khai thuế GTGT theo Mẫu 01/GTGT cho quý 2/2019 chậm nhất là vào ngày 30/7/2019.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp nhưng lại có doanh thu hàng năm hơn 01 (một) tỷ đồng thì có thể chuyển sang phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ cho kỳ kê khai thuế tiếp theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 12 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Cách nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng

Để thực hiện kê khai khai thuế GTGT qua mang, chúng ta cần thực hiện việc gửi các tờ khai cùng các phụ lục đã kết xuất cho cơ quan quản lý thuế thông qua mục Nộp tờ khai của trang web http://noptokhai.gdt.gov.vn. Cách nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng như sau:

Bước thứ nhất: Vào website của cơ quan quản lý thuế và nhận vào Nộp tờ khai như hình dưới đây. thuế gtgt

 

Bước thứ hai: Nhấn tiếp vào Chọn tệp tờ khai để lấy tệp tờ khai bạn cần gửi. thuế gtgt

 

Bước thứ ba: Xuất hiện cửa sổ Open và bạn chọn các thư mục lưu của các tệp tờ khai mà đã được kết xuất. Bạn hãy chọn tệp tờ khai cần gửi và bấm vào Open. thuế gtgt

 

Bước thứ tư: Cắm chiếc USB Token vào một cổng USB của máy tính và nhấn nút Ký điện tử để xác nhận ký lên tệp tờ khai. thuế gtgt

 

Bước thứ năm: Khi cửa sổ của tài khoản hiện ra, bạn hãy nhập mã PIN của chiếc USB Token (đây chính là mật khẩu đăng nhập của USB Token) và nhấn Chấp nhận để xác nhận ký điện tử lên tờ khai. thuế gtgt

 

Bước thứ sáu: Xuất hiện cửa sổ iHtài khoảnK và thông báo nội dung “Ký tệp tờ khai thành công”, bạn nhấn vào OK xác nhận để hoàn tất cữ ký lên tệp tờ khai. thuế gtgt

 

Bước thứ bảy: Nhấn Nộp tờ khai để gửi tờ khai cho cơ quan quản lý thuế. thuế gtgt

 

Lúc này, bạn hãy chờ máy upload tệp tờ khai, khi nào trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo “Danh sách các tờ khai đã nộp thành công tới cơ quan thuế” là bạn đã hoàn tất thủ tục nộp tờ khai thuế gtgt qua mạng.

Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

Nếu bạn phát hiện tờ khai bị nhầm lẫn thì có thể thực hiện điều chỉnh tờ khai thuế GTGT. Cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT như sau:

Điều chỉnh thuế GTGT khi chưa hết hạn nộp tờ khai

Cách kê khai bổ sung thuế GTGT: Chọn kỳ sai, sau đó chọn Tờ khai lần đầu, tiếp đến chọn phụ lục kê khai sai và sửa lại cho đúng, nhấn ghi và gửi lại tờ khai.

Điều chỉnh thuế GTGT sau khi hết hạn nộp tờ khai

Đối với những sai sót không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay số thuế được khấu trừ như: bị sai tên người mua hay người bán, sai số hóa đơn,….

Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT như sau:

Chọn đến kỳ kê khai sai, sau đó chọn tờ khai lần đầu và chọn phụ lục mà bạn đã kê khai sai để sửa lại. Lưu ý: Trong trường hợp này chúng ta lưu ý không được chọn khai bổ sung thuế GTGT. thuế gtgt

 

Sau khi đã thực hiện làm tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT thì chúng cần phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế. Bộ hồ sơ gồm:

  • Biên bản có giải trình sai sót.
  • Tờ khai thuế có kèm các phụ lục của kỳ thuế đã kê khai sai (bạn hãy in phần có mã vạch đã được bạn gửi qua mạng lần trước).
  • Tờ khai thuế có kèm theo phụ lục chứa thông tin đã được sửa lại đúng.

Đối với những sai sót có làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay số tiền thuế  được khấu trừ: Đây là trường hợp phổ biến mà kế toán hay mắc phải ví dụ như: Khai thừa hoặc khai thiếu hóa đơn đầu ra; khai sai doanh số,… Khi phát hiện ra các sai sót này, chúng ta cần cách làm tờ khai bổ sung thuế GTGT. Sau đây Ttax sẽ hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT nhanh chóng và đúng trình tự: Bước 1: Chọn kỳ kê khai sai, sau đó chọn tờ khai bổ sung. Bước 2: Điều chỉnh:

  • Nếu sai sót của bạn liên quan đến hóa đơn đầu vào thì cách kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào là điều chỉnh trực tiếp ngay trên các chỉ tiêu [23], [24], [25].
  • Nếu sai sót của bạn liên quan đến hóa đơn đầu ra thì cách kê khai bổ sung thuế GTGT đầu ra là điều chỉnh (tăng hoặc giảm) trực tiếp trên các chỉ tiêu: [29]. [30], [31], [32], [33] theo những mức thuế suất tương ứng trong hóa đơn.

Bước 3: Nhấn “ Tổng hợp KHBS” để cho phần mềm tổng hợp dữ liệu. Bước 4: Mở tờ giải trình kê khai bổ sung Chúng ta nhấn vào “ KHBS” ngay phía dưới và cạnh tờ khai điều chỉnh. Phần này chúng ta chỉ cần quan tâm đến số liệu kết quả giá trị chênh lệch của số điều chỉnh và số liệu đã kê khai ở các chỉ tiêu [40] và chỉ tiêu [43].

  • Nếu chỉ tiêu [43] > 0 thì cho vào chỉ tiêu số [38] của kỳ này (tức là tăng số thuế được khấu trừ).
  • Nếu chỉ tiêu [43] < 0 thì cho vào chỉ tiêu số [37] của kỳ này (tức là giảm số thuế được khấu trừ).
  • Nếu chỉ tiêu [40] > 0 thì mang số điền này đi nộp và kèm theo số tiền phạt chậm nộp mà phần mềm đã tính tại phần B.
  • Nếu chỉ tiêu [40] < 0 thì tự theo dõi riêng bên ngoài, trường hợp kỳ sau có phát sinh số thuế phải nộp thì chúng ta trừ đi. (Lưu ý không được cho vào chỉ tiêu số [38] của kỳ này vì chỉ tiêu số [38] chỉ dành kê khai cho số thuế được khấu trừ).

Bước 5: Giải trình: Chúng thực hiện giải trình tại phần lý do khác ở cuối tờ KHBS. Tại đây nêu lý do làm sai, sau đó chúng ta gửi tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT kèm theo tờ giải trình khai bổ sung điều chỉnh đến cơ quan thuế (gửi qua mạng). thuế gtgt  

 

Cách hạch toán thuế GTGT

Cách hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

+ Cách hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Khi mua các loại hàng hóa, dịch vụ và tài sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của đơn vị, chúng ta hạch toán:

Nợ tài khoản 156, 152, 153, 211, 641, 642 và 242… là: Giá chưa bao gồm thuế

Nợ tài khoản 1331 là: Thuế GTGT được khấu trừ, có tài khoản 111, 112, 331… là : Số tiền phải trả cho nhà cung cấp.

+ Cách hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ: Theo quy định của khoản 9 Điều 14 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì số tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ các cơ sở kinh doanh sẽ hạch toán vào phần chi phí để tính cho thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc là tính vào nguyên giá của các tài sản cố định.

Ngoại trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được mua vào từng lần mang giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không có chứng từ thanh toán và không dùng tiền mặt. Cách hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ:

Nợ tài khoản 156, 152, 153, 211, 641, 642 và 242… là: Giá chưa thuế cộng thêm số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, có tài khoản 111, 112, 331.. là: Số tiền phải trả cho nhà cung cấp. thuế gtgt

 

Trong trường hợp tại thời điểm giao dịch có phát sinh nhưng chưa xác định được thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa và dịch vụ có được phép khấu trừ hay không thì chúng ta ghi nhận toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào trên tài khoản 133. Định kỳ, khi đã xác định được số thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra, chúng ta phản ánh vào phần chi phí có liên quan, ghi như sau:

Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán (là thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ của các hàng hóa tồn kho đã bán)

Nợ các tài khoản 641, 642 (là thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ của những khoản chi phí cho bán hàng, chi phí cho QLDN), có tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

+ Cách hạch toán thuế GTGT đầu ra:

Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (là tổng giá trị thanh toán)

Có các tài khoản 511, 515, 711 (là giá chưa có thuế GTGT)

Có tài khoản 3331 – Số thuế GTGT phải nộp (tài khoản 33311).

+ Cách hạch toán thuế GTGT cuối kỳ (hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra):

Cuối kỳ chúng ta xác định lại số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và số thuế giá trị gia tăng đầu ra trong kỳ, cách hạch toán:

Nợ tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp, có tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Bút toán này có thể thực hiện theo tháng hoặc là theo quý tùy phụ thuộc vào kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp của chúng ta áp dụng là kê khai thuế GTGT theo tháng hay kê khai thuế GTGT theo quý.

Nguyên tắc khi thực hiện bút toán để kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là chúng ta lấy theo số nhỏ hơn. Cụ thể:

Bước thứ nhất: Chúng ta tập hợp hết số thuế giá trị gia tăng đầu vào là Số dư bên Nợ của tài khoản 133 (nếu có), phần này kỳ trước còn số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ nên chuyển sang kỳ sau.

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ phát sinh tăng của bên Nợ trong tài khoản 133: Phần này có được khi mua hàng hóa dịch vụ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ có phát sinh giảm ghi vào bên Có của tài khoản 133: Phần này do phát sinh các khoản thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hay phát sinh các khoản điều chỉnh như là: CKTM, GGHB hay HBBTL.

Khi đó, tổng 133 = 133 số dư Nợ (nếu có) + 133 số phát sinh tăng trong kỳ – 133 số phát sinh giảm trong kỳ (nếu có). Bước thứ hai: Tập hợp tất cả số thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ gồm:

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra trong kỳ được phát sinh tăng tại bên Có của tài khoản 3331: Là phát sinh khi bán các hàng hóa dịch vụ chịu thuế.
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ được phát sinh giảm ghi tại bên Nợ của tài khoản 3331: Là do phát sinh thêm các khoản điều chỉnh như CKTM, GGHB và HBBTL.

Khi đó, tổng 3331 = 3331 số phát sinh tăng – 3331 số phát sinh giảm (nếu có). Bước thứ ba: So sánh giữa hai phần tổng 133 và tổng 3331. Nếu giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì chúng ta đưa giá trị đó vào bút toán. Nợ tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp, có tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Tiếp đó, chúng ta cần so sánh đối chiếu lại với tờ khai thuế giá trị gia tăng để đảm bảo được tính chính xác. Cách đối chiếu như sau:

  • Nếu tài khoản 133 còn số dư ở Bên Nợ sau khi đã kết chuyển (tức là Tổng 133 > Tổng 3331) thì đối chiếu lại với chỉ tiêu số 43 trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.
  • Nếu tài khoản 3331 còn số dư ở Bên Có sau khi kết chuyển (tức là Tổng 133 < Tổng 3331) thì đối chiếu với chỉ tiêu số 40 trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.

thuế gtgt

 

Xem thêm: dịch vụ quyết toán thuế do Ttax cung cấp.

Cách hạch toán thuế GTGT của các loại hàng hóa nhập khẩu:

Khi nhập khẩu các loại vật tư, hàng hóa hay TSCĐ chúng ta phải phản ánh số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cũng như tổng số tiền phải thanh toán kèm theo giá trị của vật tư, hàng hóa hay TSCĐ nhập khẩu (chưa có thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu), cách ghi như sau:

  • Nợ các tài khoản 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có tài khoản 333 – là thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (3333)
  • Có các tài khoản 111, 112, 331,…

Phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu:

+ Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp được phép khấu trừ, ghi là:

  • Nợ tài khoản 133 – Là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

+ Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp nhưng không được khấu trừ thì phải tính vào giá trị của vật tư, hàng hóa hay TSCĐ nhập khẩu, ghi là:

  • Nợ các tài khoản 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

+ Khi thực nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu vào trong Ngân sách Nhà nước, ghi là:

  • Nợ tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Có các tài khoản 111, 112,…

+ Trường hợp nhập khẩu có ủy thác (được áp dụng tại bên giao ủy thác).

+ Khi đã nhận được thông báo với nội dung về nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu từ phía bên nhận ủy thác thì bên giao ủy thác sẽ ghi nhận số thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi là:

  • Nợ tài khoản 133 – Là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

+ Khi đã nhận được chứng từ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước của bên nhận ủy thác thì bên giao ủy thác phải phản ánh giảm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước về thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi là:

  • Nợ tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).
  • Có các tài khoản 111, 112 (nếu thực hiện trả tiền ngay cho phía bên nhận ủy thác).
  • Có tài khoản 3388 – Số tiền phải trả khác (nếu chưa thực hiện thanh toán ngay tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho phía bên nhận ủy thác).
  • Có tài khoản 138 – Số tiền phải thu khác (ghi giảm về số tiền đã ứng cho phía bên nhận ủy thác để nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu).

+ Trường hợp Bên nhận ủy thác không thực hiện phản ánh số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp như phía bên giao ủy thác mà chỉ thực hiện ghi nhận về số tiền đã nộp thuế hộ phía bên giao ủy thác, ghi là:

  • Nợ tài khoản 138 – Là số tiền phải thu khác (phải thực hiện thu lại số tiền đã nộp hộ).
  • Nợ tài khoản 3388 – Là số tiền phải trả khác (thực hiện trừ vào số tiền đã nhận của phía bên giao ủy thác). Có các tài khoản 111, 112.

thuế gtgt

 

Cách hạch toán thuế GTGT của các loại hàng hóa xuất khẩu:

Kế toán thuế xuất khẩu phải thực hiện nộp khi bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, có các trường hợp sau:

+ Trường hợp có thể tách ngay được tiền thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm có giao dịch phát sinh thì chúng ta phải phản ánh doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ chưa bao gồm thuế xuất khẩu, ghi là:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (ghi tổng giá thanh toán).
  • Có tài khoản 511 – Là doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ.
  • Có tài khoản 3333 – Là thuế xuất nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).

+ Trường hợp chưa tách ngay được tiền thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm có giao dịch phát sinh, chúng ta phải phản ánh doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ bao gồm cả số thuế xuất khẩu, ghi là:

  • Nợ tài khoản 511 – Là doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ.
  • Có tài khoản 3333 – Là thuế xuất nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).

+ Khi thực hiện nộp tiền thuế xuất khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi là:

  • Nợ tài khoản 3333 – Là thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).
  • Có các tài khoản 111, 112,…

+ Thuế xuất khẩu có được hoàn hay được giảm (nếu có), ghi là:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 3333.
  • Có tài khoản 711 – Là thu nhập khác.

+ Trường hợp xuất khẩu ủy thác (được áp dụng tại phía bên giao ủy thác)

Khi bán hàng hoá hay dịch vụ có chịu thuế xuất khẩu, chúng ta phản ánh doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ kèm số tiền thuế xuất khẩu phải nộp giống như trường hợp xuất khẩu thông thường theo nội dung trên.

Khi đã nhận được các chứng từ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước của phía bên nhận ủy thác thì bên giao ủy thác phải phản ánh giảm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước về số thuế xuất khẩu, ghi là:

Nợ tài khoản 3333 – Là thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết thuế xuất khẩu).

Có các tài khoản 111, 112 (nếu thực hiện trả tiền ngay cho phía bên nhận ủy thác).

Có tài khoản 3388 – Là số tiền phải trả khác (nếu chưa thực hiện thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho phía bên nhận ủy thác).

Có tài khoản 138 – Là số tiền phải thu khác (ghi giảm cho số tiền đã được ứng cho phía bên nhận ủy thác để thực hiện nộp thuế xuất khẩu).

Trường hợp, bên nhận ủy thác không thực hiện phản ánh số tiền thuế xuất khẩu phải nộp như phía bên giao ủy thác mà chỉ thực hiện ghi nhận số tiền thuế đã nộp hộ cho bên giao ủy thác, ghi là:

Nợ tài khoản 138 – Là số tiền phải thu khác (phải thực hiện thu lại số tiền thuế đã nộp hộ).

Nợ tài khoản 3388 – Là số tiền phải trả khác (phải thực hiện trừ vào số tiền đã được nhận của phía bên giao ủy thác)

Có các tài khoản 111, 112. thuế gtgt

 

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn:

Khi doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của luật do số thuế đầu vào nhiều hơn số thuế đầu ra, ghi là:

Nợ các tài khoản 111, 112.

Có tài khoản 133 – Là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

– Cách hạch toán khi nộp thuế giá trị gia tăng vào Ngân sách Nhà nước, ghi là:

Nợ tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Có các tài khoản 111, 112..

– Cách hạch toán các khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế giá trị gia tăng:

+ Khi doanh nghiệp nhận được quyết định hay thông báo nộp phạt thì phải thực hiện:

Nợ tài khoản 811: Là các chi phí khác (Khoản tiền này không được tính vào phần chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp).

Có tài khoản 3339: Là phí, lệ phí hay các khoản phải nộp.

+ Khi nộp tiền phạt thì ghi là:

Nợ tài khoản 3339: Là phí, lệ phí hay các khoản phải nộp.

Có tài khoản 111/112.

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng bị truy thu:

+ Theo nhận quyết định truy thu thì hạch toán:

Nợ tài khoản 4211 – Là lợi nhuận chưa phân phối của năm trước.

Có tài khoản 3331 – Là số thuế giá trị gia tăng phải nộp

+ Khi thực hiện nộp khoản tiền thuế giá trị gia tăng truy thu, ghi là:

Nợ tài khoản 3331.

Có tài khoản 111/112. thuế gtgt

 

Cách hạch toán thuế GTGT đầu ra bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai phương pháp ghi sổ như sau:

Thứ nhất: Tách riêng ngay số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp khi thực hiện xuất hóa đơn, cách hạch toán:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (là tổng giá thanh toán).
  • Có các tài khoản 511, 515, 711 (là giá chưa có thuế GTGT).
  • Có tài khoản 3331 – Là thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Thứ hai: Ghi nhận phần doanh thu bao gồm cả số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp, theo đó định kỳ xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp để thực hiện ghi giảm doanh thu hay thu nhập tương ứng:

+ Khi thực hiện xuất hóa đơn ghi:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 131 (là tổng giá thanh toán).
  • Có các tài khoản 511, 515, 711 (là giá đã có thuế giá trị gia tăng).

+ Khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp, ghi:

  • Nợ các tài khoản 511, 515, 711.
  • Có tài khoản 3331 – Là Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Như vậy, với cách hạch toán thuế giá trị gia tăng như trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ và hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ cũng như các vấn đề khác. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay vướng mắc hãy liên hệ với công ty Ttax để được hướng dẫn cụ thể hơn.


Thông tin Liên Hệ: Địa chỉ: 104 Phổ Quang, P.2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh Email: ttax.vn@gmail.com Website: http://ttax.vn/ Liên Hệ Tư Vấn Trực Tiếp Hotline


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bản quyên thuộc về Ttax !!