Tìm hiểu về vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là? Các quy định hiện hành về vốn điều lệ và vốn pháp định như thế nào? Hãy cùng Ttax tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định của khoản 29 tại điều 4 trong Luật Doanh Nghiệp 2014  thì vốn điều lệ là:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Như vậy, chúng ta có thể hiểu vốn điều lệ là khoản góp vốn hoặc các cam kết góp vốn của cá nhân hay tổ chức vào công ty để được trở thành chủ sở hữu hoặc cùng sở hữu khi thực hiện thành lập công ty.

Quy định về vốn điều lệ:

  1. Vốn điều lệ công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng giá trị mệnh giá của các cổ phần đã bán các loại Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn. Vốn điều lệ của công ty có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.
  2. Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên: vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên tại thời điểm thực hiện đăng ký doanh nghiệp được quy định là tổng giá trị các tài sản do chủ sở hữu của doanh nghiệp cam kết góp và được ghi trong Điều lệ của công ty.
  3. Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên: vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp được quy định là tổng giá trị phần vốn góp theo cam kết của các thành viên vào công ty.
  4. Vốn điều lệ của công ty hợp danh: vốn điều lệ của công ty hợp danh do các thành viên trong công ty hợp danh thực hiện việc đóng góp vốn và họ sẽ được công ty cấp Giấy chứng nhận góp vốn.
  5. Vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân: hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc về vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân, ngoại trừ một số ngành nghề đặc thù sẽ yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu để thành lập doanh nghiệp.

+ Đặc điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ của doanh nghiệp có đặc điểm sau:

– Là số vốn do các thành viên hay cổ đông cam kết góp theo thời hạn nhất định khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp.

– Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

+ Thời hạn góp vốn điều lệ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời hạn thực hiện góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp là trong vòng 90 ngày tính kể từ ngày doanh nghiệp đó được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Có cần chứng minh vốn điều lệ không?

Hiện tại pháp luật không yêu cầu chứng minh vốn điều lệ. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định thì công ty cần phải đáp ứng đủ theo quy định.

vôn điều lệ

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ

Thủ tục tăng vốn điều lệ

1.Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Đối với công ty cổ phần, thủ tục tăng vốn điều lệ cần có:
  • Giấy đề nghị tăng vốn điều lệ được ký bởi người đại diện theo pháp luật.
  • Quyết định về việc phát hành chào bán cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ. Trong quyết định cần nêu rõ về số lượng cổ phần chào bán và giao nhiệm vụ cho Hội đồng quản trị thực hiện các thủ tục tiếp theo để đăng ký tăng vốn điều lệ.
  • Biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Hội đồng cổ đông có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cổ đông và người thực hiện ghi biên bản.
  • Giấy xác nhận về việc góp vốn của các thành viên mới (nếu có).
  • Bản sao y công chứng Chứng minh thư nhân dân hay Thẻ căn cước của các thành viên mới (còn thời hạn không quá 3 tháng).
  • Thông báo về cập nhật số điện thoại nếu lần đầu đăng ký thay đổi về Giấy phép kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau đó thực hiện nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả theo quy định.

2.Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên cần có:

  • Giấy đề nghị về việc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp được ký bởi người đại diện theo pháp luật.
  • Quyết định có chữ ký của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc tăng vốn điều lệ.
  • Thông báo về cập nhật số điện thoại nếu lần đầu đăng ký thay đổi về Giấy phép kinh doanh.
  • +Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau đó thực hiện nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả theo quy định.

3.Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên:

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên cần có:

  • Giấy đề nghị về việc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp được ký bởi người đại diện theo pháp luật.
  • Quyết định do Chủ tịch Hội đồng thành viên ký về việc tăng vốn.
  • Biên bản họp về việc tăng vốn của Hội đồng thành viên có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng thành viên và người thực hiện ghi biên bản.
  • Giấy xác nhận về việc góp vốn của các thành viên mới (nếu có)
  • Bản sao y công chứng Chứng minh thư nhân dân hay Thẻ căn cước của các thành viên mới (còn thời hạn không quá 3 tháng).
  • Thông báo về cập nhật số điện thoại nếu lần đầu đăng ký thay đổi về Giấy phép kinh doanh.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau đó thực hiện nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả theo quy định.

4.Thủ tục tăng vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ cần có:

  • Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp hoặc số của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu doanh nghiệp chưa được cấp mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp).
  • Tổng số mức vốn đầu tư đã được đăng ký, tổng mức vốn cần đăng ký thay đổi cũng như thời điểm thay đổi số vốn đầu tư.
  • Chữ ký có ghi rõ họ tên của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Ttax cung cấp dịch vụ thành lập công ty:

Bạn đang muốn thành lập công ty? Bạn cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Công ty Ttax chuyên tư vấn & cung cấp dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp. Việc đang ký thành lập doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với dịch vụ tại Ttax không những thế chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn cho khách hàng 24/7 giải đáp mọi thắc mắc của quý khách, liên hệ ngay với Ttax qua hotline:

vôn điều lệ

Thủ tục giảm vốn điều lệ

1.Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần gồm:

  • Thông báo về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty.
  • Quyết định kèm theo bản sao hợp lệ của biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại kỳ gần nhất với thời điểm doanh nghiệp quyết định giảm vốn điều lệ.
  • Trước khi thực hiện giảm vốn điều lệ, công ty cổ phần phải thanh toán hết các khoản nợ còn tồn đọng.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau khi thực hiện nộp hồ sơ theo quy định và nhận được giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp mới, công ty cổ phần phải thực hiện các thủ tục công bố thông tin của đăng ký doanh nghiệp mới trên Cổng thông tin quốc gia.

2. Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ giảm vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên gồm có:

  • Thông báo về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty.
  • Quyết định có chữ ký của chủ sở hữu về việc giảm vốn điều lệ của công ty.
  • Các cam kết của chủ sở hữu về vấn đề đảm bảo đủ vốn góp, cam kết về tài sản để có thể thanh toán toàn bộ các khoản nợ cũng như thực hiện những nghĩa vụ về tài sản khác.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại kỳ gần nhất với thời điểm doanh nghiệp quyết định giảm vốn điều lệ.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau đó thực hiện nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả theo quy định.

3.Thủ tục giảm vốn điều lệ TNHH 2 thành viên

Hồ sơ cần có để thực hiện giảm vốn điều lệ TNHH 2 thành viên:

  • Biên bản họp về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng thành viên và người thực hiện ghi biên bản.
  • Quyết định về việc giảm vốn điều lệ của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại kỳ gần nhất với thời điểm doanh nghiệp quyết định giảm vốn điều lệ.
  • Danh sách các thành viên công ty.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau đó thực hiện nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả theo quy định.

Lưu ý: Trong trường hợp việc thực hiện giảm vốn điều lệ dẫn tới doanh nghiệp chỉ còn lại một thành viên thì doanh nghiệp đó phải đồng thời thực hiện thêm việc chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm:

  • Biên bản họp về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng thành viên và người thực hiện ghi biên bản.
  • Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại kỳ gần nhất.
  • Điều lệ công ty mới sau thay đổi.
  • Giấy đề nghị về việc thành lập doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Sau đó thực hiện nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả theo quy định.

Sau khi đã nhận được kết quả mới tiếp tục thực hiện các thủ tục giảm vốn theo như quy định.

4.Thủ tục giảm vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân

Người thành lập doanh nghiệp tư nhân hay người được đại diện được ủy quyền sẽ thực hiện nộp hồ sơ để làm thủ tục thông báo về việc thay đổi vốn đầu tư đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung của thông báo giảm vốn gồm:

  • Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp hoặc số của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu doanh nghiệp chưa được cấp mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp).
  • Tổng số mức vốn đầu tư đã được đăng ký, tổng mức vốn cần đăng ký thay đổi cũng như thời điểm thay đổi số vốn đầu tư.
  • Chữ ký có ghi rõ họ tên của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nộp hồ sơ theo quy định và chờ nhận kết quả. Sau đó doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện Thông báo thay đổi nội dung của giấy đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định trong Phụ lục II – 1 của Thông tư 02/2019/TT- BKHĐT) nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chờ nhận giấy đăng ký doanh nghiệp mới.

vôn điều lệ

Vốn pháp định là gì

Quy định về vốn pháp định

Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty

Đặc điểm của vốn pháp định

vôn điều lệ
  • Vốn pháp định theo quy định của Việt Nam được xác định dựa trên từng ngành, từng nghề kinh doanh cụ thể, nhưng không áp dụng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp;
  • Vấn đề quy định về mức vốn vốn pháp định tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được xác định theo các văn bản dưới luật của các cơ quan hành pháp ban hành;
  • Vốn pháp định tại nước ta hiện đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong các ngành nghề.

Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Hiện nay, theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ta có đến 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu về vốn pháp định. Chi tiết như bảng sau:

STT Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện Mức vốn pháp định tối thiểu Các căn cứ về mặt pháp lý
1 Kinh doanh về bất động sản Vốn pháp định 20 tỷ đồng Nghị định số 76/2015/NĐ-CP
2 Hoạt động đưa người lao động hoặc đi làm việc tại nước ngoài Vốn pháp định 5 tỷ đồng Nghị định số 126/2007/NĐ-CP
3 Dịch vụ cho thuê lại lao động Vốn pháp định 2 tỷ đồng Nghị định số 55/2013/NĐ-CP
4 Kinh doanh về dịch vụ kiểm toán Vốn pháp định 6 tỷ đồng Nghị định số 84/2016/NĐ-CP
5 Kinh doanh về dịch vụ môi giới chứng khoán Vốn pháp định 25 tỷ đồng Khoản 2 tại Điều 5 thuộc Nghị định số 86/2016/NĐ-CP, điểm a thuộc khoản 1 Điều 71 của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP
6 Hoạt động sản xuất phim Vốn pháp định 200 triệu đồng Nghị định số 142/2018/NĐ-CP
7 Bán lẻ theo hình thức đa cấp Vốn pháp định 10 tỷ đồng Nghị định số 40/2018/NĐ-CP
8 Kinh doanh ngành vận tải đa phương thức Vốn pháp định 80.000 SDR (SDR là đơn vị tính toán được quy định bởi Quỹ tiền tệ quốc tế) Nghị định số 144/2018/NĐ-CP
9 Cung ứng về dịch vụ thông tin tín dụng Vốn pháp định 30 tỷ đồng Nghị định số 57/2016/NĐ-CP
10 Dịch vụ đòi nợ Vốn pháp định 2 tỷ đồng Nghị định số 104/2007/NĐ-CP
11 Kinh doanh về dịch vụ môi giới mua bán nợ và tư vấn mua bán nợ Vốn pháp định 5 tỷ đồng Nghị định số 69/2016/NĐ-CP
12 Kinh doanh về hoạt động mua bán nợ Vốn pháp định 100 tỷ đồng
13 Các ngân hàng thương mại Vốn pháp định 3.000 tỷ đồng Nghị định số 10/2011/NĐ-CP
Các ngân hàng liên danh
Các Ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài
Các ngân hàng thương mại cổ phần
Các ngân hàng đầu tư
Các ngân hàng hợp tác
14 Các ngân hàng phát triển Vốn pháp định 5.000 tỷ đồng
Các ngân hàng chính sách
15 Các quỹ tín dụng nhân dân TW Vốn pháp định 3.000 tỷ đồng
16 Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Vốn pháp định 0,1 tỷ đồng
17 Các chi nhánh ngân hàng của nước ngoài Vốn pháp định 15 triệu USD
18 Các công ty tài chính Vốn pháp định 500 tỷ đồng
19 Các công ty cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính Vốn pháp định 150 tỷ đồng
20 Kinh doanh về bảo hiểm nhân thọ (trừ các loại hình bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí) và kinh doanh bảo hiểm sức khỏe Vốn pháp định 600 tỷ đồng Điểm a tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
21 Kinh doanh cung cấp bảo hiểm; cung cấp bảo hiểm sức khỏe và cung cấp bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc cung cấp bảo hiểm hưu trí Vốn pháp định 800 tỷ đồng Điểm b tại khoản 2 thuộc Điều 10 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
22 Kinh doanh cung cấp bảo hiểm; cung cấp bảo hiểm sức khỏe và cung cấp bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc cung cấp bảo hiểm hưu trí Vốn pháp định 1.000 tỷ đồng Điểm c tại khoản 2 thuộc Điều 10 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
23 Kinh doanh cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ và cung cấp bảo hiểm sức khỏe Vốn pháp định 300 tỷ đồng hoặc 200 tỷ đồng đối với các chi nhánh nước ngoài Điểm a tại khoản 1, điểm a tại khoản 3 thuộc Điều 10 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
24 Kinh doanh cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp bảo hiểm sức khỏe và cung cấp bảo hiểm hàng không hoặc là bảo hiểm vệ tinh Vốn pháp định 350 tỷ đồng hoặc 250 tỷ đồng đối với các chi nhánh nước ngoài Điểm b tại khoản 1, điểm b tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
25 Kinh doanh cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp bảo hiểm sức khỏe, cung cấp bảo hiểm hàng không và cung cấp bảo hiểm vệ tinh Vốn pháp định 400 tỷ đồng hoặc 300 tỷ đồng đối với các chi nhánh nước ngoài Điểm c tại khoản 1, điểm c tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
vôn điều lệ

Trên đây là các nội dung liên quan đến vốn điều lệ và vốn pháp định cũng như các thủ tục để thực hiện thay đổi vốn trong quá trình thành lập hay hoạt động của công ty. Hiểu rõ về các vốn điều lệ và vốn pháp định sẽ giúp bạn thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ với Ttax để được tư vấn chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bản quyên thuộc về Ttax !!