Bảo hiểm xã hội 2020: tra cứu, đăng ký, hưởng BHXH…

Mục lục

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Wikipedia Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) được định nghĩa là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ thủ tục đăng ký BHXH lần đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.

Có 3 nhóm đối tượng doanh nghiệp phải tham gia BHXH.

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định chi tiết các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, trong đó có 03 nhóm đối tượng mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải đóng BHXH cho họ.

Đó là:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.

Với quy định này, gần như toàn bộ những lao động đang làm việc hiện nay đều được tham gia BHXH.

2. Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm Xã Hội

2.1 Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội

Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin bảo hiểm xã hội: tại đây 

Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội

Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội

Bước 2: Nhập các thông tin: Tỉnh/TP: Căn cứ theo địa chỉ Khai sinh/Hộ khẩu thường trú/ hộ khẩu tạm trú nơi kê khai thông tin Hộ gia đình

– Họ và tên người tham gia

– Ngày/tháng/năm sinh

– Check vào “Tôi không phải là người máy”

Cuối cùng nhấp nào nút “tra cứu”

Lưu ý: các ô có dấu * màu đỏ, là các ô bắt buộc phải điền.

2.2 Hướng dẫn tra cứu mã địa chỉ cơ quan bảo hiểm

Bước 1: truy cập vào: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-co-quan-bao-hiem.aspx

Bước 2: Chọn Tỉnh Thành Phố bạn cần tìm:

Tra cứu cơ quan bảo hiểm

Tra cứu cơ quan bảo hiểm

Bước 3: Click vào cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện cần tìm => hiển thị mã cơ quan bảo hiểm xã hội

Danh sách 63 tỉnh thành phố có thể tra mã địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội:

Các tỉnh Thành phố
An Giang
Bà Rịa – Vũng Tàu
Bắc Giang
Bắc Kạn
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đắk Lắk
Đắk Nông
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Hà Tĩnh
Hải Dương
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Nghệ An
Ninh Bình
Ninh Thuận
Phú Thọ
Quảng Bình
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thanh Hóa
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Yên Bái
Phú Yên
Cần Thơ
Đà Nẵng
Hải Phòng
Hà Nội
TP HCM

2.3 Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

Lưu ý: để tra cứu được quá trình tham qua BHXH thì bạn phải có mã số BHXH và số điện thoại cá nhân đăng ký với cơ quan BHXH để nhận OTP. Trường hợp bạn không có mã số BHXH có thể xem phần 2.1. Còn nếu sdt chưa đăng ký với cơ quan bảo hiểm, bạn có thể liên hệ phòng nhân sự của công ty để hỗ trợ, hoặc liên hệ trực tiếp cơ quan bảo hiểm đang quản lý sổ bảo hiểm của bạn để đăng ký.

Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu quá trình tham gia: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

Bước 2: Nhập các thông tin: Tỉnh TP, Cơ quan bảo hiểm, chọn khoảng thời gian cần tra cứu, CMND, Họ Tên, Mã BHXH, Số Điện Thoại (được đăng ký với cơ quan bảo hiểm) để nhận mã OTP.

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và Click vào “Tra cứu”

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

Các thông tin về Quá trình đóng BHXH, Quá trình đóng Bảo Hiểm Thất nghiệp, Quá Trình Bảo Hiểm Tai Nạn Lao Động sẽ được hiển thị như hình. Về thời gian và tháng đóng Bảo Hiểm gần nhất.

2.4 Tra cứu đơn vị tham gia BHXH

Bước 1: Truy cập https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/don-vi-tham-gia-bhxh.aspx

Tra cứ đơn vị (công ty) tham gia BHXH

Tra cứ đơn vị (công ty) tham gia BHXH

Bước 2: Nhập thông tin: Tỉnh thành, Cơ quan BHXH, Mã đơn vị, Tên đợn vị, Click vào tôi không phải là người máy => click vào tra cứu

2.5 Hướng dẫn Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Bước 1: Truy cập https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx

Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Bước 2: Nhập Mã Số BHXH => Click vào “Lấy OTP”.

Nhập OTP được gửi về SDT đăng ký BHXH => Click “ Đăng nhập”

3. Hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội

3.1 Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

– Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục đăng ký BHXH cho người lao động.

Về hồ sơ đăng ký:

* Đối với người sử dụng lao động (Doanh nghiệp):

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động tập hợp cùng các giấy tờ:

– Phiếu giao nhận hồ sơ Đăng ký tham gia BHXH, BHYT (PGNHS600)

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS)

– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS)

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

– Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (bản sao có công chứng) (01 bản)

Lưu ý: Thành phần hồ sơ nêu trên nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.

* Đối với người lao động:

Người lao động nộp cho người sử dụng lao động 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)

– Trường hợp được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

– Sổ hộ khẩu người lao động (01 bản/01 người)

Về trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

– Doanh nghiệp lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức:

+ Qua giao dịch điện tử;

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

– Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

– Trường hợp thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp thì doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi có trụ sở.

Lưu ý: Chi nhánh của doanh nghiệp thì đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

Bước 2. Nhận kết quả giải quyết

Doanh nghiệp nhận Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo các hình thức đã đăng ký.

3.2 Hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu online qua I-VAN

Tìm hiểu I-VAN là gì: I – VAN (IVAN) là viết tắt của từ Insurance Value Added Network, có nghĩa là dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hay còn được hiểu là dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội giữa đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua tổ chức I-VAN sau khi đơn vị trả một khoản tiền để sử dụng dịch vụ về giao dịch điện tử.

Danh sách các tổ chức cung cấp I-VAN:

  1. Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT – Vinaphone => truy cập tại đây
  2. Công ty cổ phần TS24 => truy cập tại đây
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển công nghệ Thái Sơn => truy cập tại đây
  4. Công ty cổ phần Công nghệ tin học EFY Việt Nam => truy cập tại đây
  5. Công ty cổ phần BKAV => truy cập tại đây
  6. Tổng công ty Viễn thông Viettel => truy cập tại đây
  7. Công ty TNHH Giải pháp phần mềm CMC => truy cập tại đây

 

Ttax sẽ hướng dẫn bạn đăng ký BHXH lần đầu khi chưa có mã đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Bước 1: Vào 1 trong 7 nhà cung cấp dịch vụ I-VAN ở trên. Ttax truy cập website của Công Ty EFY 

 

Đăng ký mã số bảo hiểm xã hội cho công ty online

Đăng ký mã số bảo hiểm xã hội cho công ty online

Bước 2: Click vào nút “Đăng ký” phía trên góc phải website

Bước 3: Điền tất cả thông tin, Nhưng ở mục “Mã đơn vị” bạn bỏ trống và tích vào nút “Tham gia BHXH lần đầu (Không có mã đơn vị) như hình bên dưới.

Đăng Ký BHXH Lần Đầu Cho Doanh Nghiệp

Đăng Ký BHXH Lần Đầu Cho Doanh Nghiệp

Cuối cùng: Bạn click vào “Tôi không phải là người máy” => Đăng Ký.

Chờ xác nhận, mã số bảo hiểm xã hội nếu đăng ký thành công sẽ được gửi về mail của bạn.

Lưu ý:

– Đăng ký lần đầu các bạn chưa cần phải mua phần mềm bảo hiểm xã hội nên các bạn đừng tick vào nút “Đăng ký mua nha”.

Ở Tp Hồ Chí Minh cơ quan quản lý bảo hiểm vẫn chưa cho phép đăng ký mã số bảo hiểm lần đầu online, nên công ty ở TP Hồ Chí Minh vẫn phải nộp hồ sơ giấy theo hướng dẫn 4.1 để được cấp mã số đơn vị bảo hiểm xã hội.

4. Các quy định doanh nghiệp cần phải biết về đóng BHXH

4.1 Tỷ lệ đóng BHXH

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (từ 1/6/2017):

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng
DN phải đóng 17,5% 3% 1% 21.5%
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%
Tổng cộng 25,5% 4,5% 2% 32%

Trong đó:

– Người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

– Doanh nghiệp phải đóng: BHXH: 17% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

Trước ngày 1/6/2017:

– Mức đóng BHXH là 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

– Tổng cộng DN phải đóng là 32.5% (Trong đó: BHXH là 26%, BHYT là 4.5%, BHTN là 2%)

Lưu ý:

– Ngoài BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì hàng DN còn phải đóng KPCĐ: 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH và Nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)

 4.2 Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

– Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương ghi trong HĐLĐ

Chú ý:

– Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

– Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

1. Mức tiền lương đóng tổi thiểu:

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Nếu là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cao hơn ít nhất 7%.

Chú ý: Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

 2. Mức tiền lương đóng tối đa:

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

(Mức lương cơ sở không phải là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản của DN… mà là mức lương cơ sở được quy định tại Nghị Quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc Hội. Từ ngày 1/5/2016 là 1.210.000 đồng/tháng.

Như vậy: Mức lương đóng BHXH tối đa là:

– Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.300.000 đ/ tháng x 20 = 26.000.000

– Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.390.000 đ/ tháng

(Theo Quyết định 1916/DQQ-TTg ngày 29/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ)

4.3 Thời Gian và Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN:

    1. Đóng hằng tháng:

– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

    2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

    3. Đóng theo địa bàn:

– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

(Theo điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

5. Quyền lợi và đối tượng đủ điều kiện hưởng BHXH:

5.1 Hưởng chế độ đau ốm

   1. Điều kiện

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động.

– Điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc.

– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.

– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp trên.

Lưu ý: Phải có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

   Không giải quyết

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Chế độ hưởng

   2. Thời gian hưởng (*)

Bản thân bị ốm

Điều kiện làm việc Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội
Dưới 15 năm Từ 15 năm đến dưới 30 năm Từ 30 năm trở lên
Làm việc trong điều kiện bình thường (1) 30 ngày/năm 40 ngày/năm 60 ngày/năm
Làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (2) 40 ngày/năm 50 ngày/năm 70 ngày/năm
Làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên (3)
Nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (4) 180 ngày/năm (**)
Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị: Thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH

(*) Tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
(**) Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

 

Con dưới 7 tuổi bị ốm (5)

Trường hợp cha mẹ cùng tham gia BHXH, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ hoặc cả hai cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau được quy định như sau:

Con dưới 3 tuổi Con từ 3 đến dưới 7 tuổi
Thời gian hưởng (*) 1 con 20 ngày/năm 15 ngày/năm
2 con Bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau

(*) Tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần, được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

 

   3. Mức hưởng

Mức hưởng
(1)(2)(3)(5)
=  D Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
x 75% x
24 ngày
Mức hưởng (4) = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) (*) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

(*) Tỷ lệ

  • Bằng 75% nếu người lao động hưởng chế độ ốm đau trong 180 ngày đầu
  • Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
  • Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

 

Chế độ ốm đau, các quyền lợi và đối tượng đủ điều kiện hưởng BHXH

   4. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

  1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (Điều trị nội trú)
  2. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Điều trị ngoại trú)
  3. Bản dịch tiếng việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh (Điều trị ở nước ngoài)
  4. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

   5. Thời gian giải quyết chế độ ốm đau

    • Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động: Giải quyết trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc
    • Người sử dụng lao động lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH Giải quyết trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động
    • Cơ quan BHXH giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động (*): Giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

(*) Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:
Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cụ thể như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày
  • Tối đa 07 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật
  • Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác

(*) Bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

5.2 Hưởng chế độ thai sản

  1. Điều kiện

Đối tượng:

Không phải cứ đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ thai sản. Theo quy định, để hưởng chế độ thai sản 2020, người lao động, kể cả lao động nam và lao động nữ cũng phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định.

Ai được hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 – 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đồng thời, phải đảm bảo đủ thời gian tham gia BHXH với trường hợp:

Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ: Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.

  2. Mức Hưởng chế độ thai sản

Về thời gian nghỉ khám thai:

Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Về thời gian nghỉ khi sẩy thai:

Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian tối đa:

– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

– 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi;

– 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi;

– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý: Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Về thời gian nghỉ thực hiện biện pháp tránh thai:

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Điều 37 Luật này có nêu:

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh. Thời gian nghỉ tối đa:

  • 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  • 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Điều này đồng nghĩa, cả lao động nam và lao động nữ khi thực hiện biện pháp tránh thai đều được nghỉ việc hưởng chế độ này.

Lưu ý: Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Về thời gian nghỉ sinh:

Cũng tại Luật này, cụ thể Điều 34, thời gian nghỉ sinh của người lao động được quy định như sau:

Đối với lao động nữ

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Đối với lao động nam

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ:

– 05 ngày làm việc;

– 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

– 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Lưu ý: Thời gian nghỉ được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Về thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh:

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:

Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau khi nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ tối đa:

10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên;

07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;

05 ngày đối với các trường hợp khác.

Lưu ý: Thời gian nghỉ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Tiền thai sản: 

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14, từ nay đến ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.

Trên cơ sở đó:

  • Nếu sinh con trước ngày 01/7/2020, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
  • Nếu sinh con từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1.60.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.

Có thể thấy, nếu như sinh con từ ngày 01/7/2020 trở đi thì mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con tăng 220.000 đồng so với thời điểm trước.

Tiền chế độ tính theo tiền lương tháng đóng BHXH

Theo quy định của Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh:

Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Tương tự như tiền trợ cấp 1 lần, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Nếu sinh con trước ngày 01/7/2020, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng/ngày.

Nếu sinh con từ ngày 01/07/2020, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là là 1.600.000 đồng x 30% = 480.000 đồng/ngày.

6. Thủ tục lãnh tiền BHXH

6.1 Rút tiền Bảo Hiểm Xã Hội 1 lần

Điều kiện:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Trường hợp này có thể lãnh tiền bảo hiểm xã hội luôn mà không cần đợi 1 năm)

– Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc. (Trường hợp này bắt buộc phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc mới có thể thể lãnh tiền BHXH)

– Ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ Y tế quy định. (Trường hợp này không phân biệt thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu lâu, và cũng tương tự như trường hợp đầu tiên, có thể lãnh BHXH 1 lần luôn mà không cần đợi 1 năm).

Mức hưởng:

Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội được chia ra làm 2 giai đoạn cụ thể:

Trước năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 1,5 * Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội * thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014

Sau năm 2014: Số tiền nhận được = 2 * Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội * thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở về sau.

Hồ sơ:

– Sổ bảo hiểm xã hội bản chính

– Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu 14-HSB)

– CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu

Đối với người ra nước ngoài định cư cần có thêm một trong các loại giấy tờ như: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế: Trích sao hồ sơ bệnh án.

=> Sau đó nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Thời gian: giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6.2  Thủ tục lãnh tiền bảo hiểm chế độ thai sản

  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con

– Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết;

– Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh mẹ chết;

– Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm con;

– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

– Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

  • Hồ sơ hưởng chế độ đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;

– Giấy ra viện nếu điều trị nội trú.

  • Hồ sơ hưởng chế độ đối với người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi

Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

  • Hồ sơ hưởng chế độ đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con phải mổ, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

6.3 Thủ tục lãnh tiền bảo hiểm chế độ đau ốm

Hồ sơ:

* Đối với người lao động

    Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi.

Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;

+ Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.

    Trường hợp điều trị ngoại trú:

Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Nếu cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

    Trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:

Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

* Đối với đơn vị sử dụng lao động:

Bản chính Danh sách 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe).

Thủ tục:

Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Bước 2. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi tham gia bảo hiểm.

– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và nộp cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.

– Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.

Bước 4. Đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp

– Nhận kết quả giải quyết (Mẫu số C70a-HD) và tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người lao động đăng ký nhận bằng tiền mặt.

– Người lao động cũng có thể nhận trợ cấp thông qua tài khoản ATM của chính mình hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bản quyên thuộc về Ttax !!