Thuế là gì? tại sao cá nhân, doanh nghiệp cần phải đóng thuế? danh sách thuế phải nộp sau khi thành lập công ty. Cùng TTAX tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Mục lục
Thuế là gì?
Thuế là một khoản phí tài chính mà các công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Nếu đóng thuế, trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
Nói dễ hiểu hơn thì thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN.
Hầu hết thì các quốc gia hiện nay đề có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia chung hoặc thỏa thuận các chức năng của chính phủ. Một số loại thuế đánh tỷ lệ phần trăm cố định đối với nhu nhập hằng tháng, hằng năm của cá nhân. Các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.
Thuế giữ vai trò cực kì trọng trong xã hội hiện nay nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh được.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Các khoản thu thuế được tập trung vào ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Tóm lại:
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
- Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói tại Ttax
Danh sách thuế phải nộp sau khi thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty thì bạn phải thực hiện trách nhiệm đóng các khoản thuế doanh nghiệp. Sau đây là các khoản thuế thu bạn phải đóng.
Thuế môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. (Nguồn tham khảo: Thông tư 96/2002/TT-BTC được ban hành ngày 24/10/2002 và Thông tư 42/2003/TT-BTC ban hành ngày 07/05/2003 của Bộ Tài chính) Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.
Bạn có thể đọc bài viết tất cả về thuế môn bài tại đây
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (gọi tắt thuế gtgt) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo quy định Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp khấu trừ:Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp trực tiếp:Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Tìm hiểu: Thuế GTGT (VAT) là gì? Hướng dẫn cách tính thuế và kê khai thuế GTGT
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN)
Để tìm hiểu thêm về thuế doanh nghiệp và cách tính thuế doanh nghiệp chi tiết (cập nhật mới nhất 2020) bạn có thể tham khảo tại: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính và hoạch toán thuế TNDN
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Thuế thu nhập cá nhân được tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung.
Đối tượng phải nộp thuế TNCN gồm: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:
– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Bang thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng, cụ thể:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thuế tại Ttax
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, được tính dựa trên các phương pháp bao gồm:
- Tính thuế theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
- Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và tính thuế theo phương pháp hỗn hợp trong đó số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế).
Hiểu đơn giản là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý
Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên
Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, một số hàng hóa đặc biệt do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Bảng thuế suất đặc biệt được cập nhật mới nhất.
STT | Hàng hoá, dịch vụ | Thuế suất (%) |
I | Hàng hoá | |
1 | Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá | 65 |
2 | Rượu | |
a) Rượu từ 20 độ trở lên | ||
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 | 45 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 | 50 | |
b) Rượu dưới 20 độ | 25 | |
3 | Bia | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 | 45 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 | 50 | |
4 | Xe ô tô dưới 24 chỗ | |
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này | ||
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống | 45 | |
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 | 50 | |
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 | 60 | |
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này | 30 | |
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này | 15 | |
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này | 15 | |
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng. | Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này | |
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học | Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này | |
g) Xe ô tô chạy bằng điện | ||
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống | 25 | |
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ | 15 | |
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ | 10 | |
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng | 10 | |
5 | Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 | 20 |
6 | Tàu bay | 30 |
7 | Du thuyền | 30 |
8 | Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng | 10 |
9 | Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống | 10 |
10 | Bài lá | 40 |
11 | Vàng mã, hàng mã | 70 |
II | Dịch vụ | |
1 | Kinh doanh vũ trường | 40 |
2 | Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê | 30 |
3 | Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng | 30 |
4 | Kinh doanh đặt cược | 30 |
5 | Kinh doanh gôn | 20 |
6 | Kinh doanh xổ số | 15 |
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết thuế là gì? và các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty rồi phải không nào? Để tìm hiểu và cập nhật các thông tin liên quan về các loại thuế các bạn có thể xem tại trang TTAX.VN