Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập

Tài khoản ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty của bạn mới thành lập và bạn đang mù mờ không biết phải làm sao để mở tài khoản ngân hàng? Có hàng trăm ngân hàng ngoài kia vậy ngân hàng nào là tốt nhất cho công ty của bạn? Đừng lo, trong bài viết này Ttax sẽ mách bạn thủ tục, quy trình mở một tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập cũng như danh sách các ngân hàng tốt nhất hiện nay.

Mục lục

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng

Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, công ty cần thực hiện khá nhiều thủ tục pháp lý bắt buộc. Trong đó có thể nói mở tài khoản ngân hàng là việc rất cần thiết và được ưu tiên hàng đầu để thực hiện một số công việc quan trọng như:

  • Đóng thuế nhà nước.
  • Nhận các khoản thanh toán.
  • Lưu giữ tiền công ty.
  • Thanh toán các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty trước khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

Do đó, tại bài viết này Ttax sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách mở tài khoản ngân hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Xem thêm: Công ty mới thành lập cần làm những gì – Cập nhật mới nhất

Điều kiện mở tài khoản ngân hàng

Theo quy định của Thông tư số 02/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư số 23/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng các tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán; Theo văn bản hợp nhất số 13/VBHN-NHNN ban hành ngày 08/03/2019 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn mở và sử dụng các tài khoản thanh toán áp dụng cho những đối tượng sau:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán gồm: Ngân hàng Nhà nước; Các ngân hàng thương mại, các ngân hàng chính sách, các ngân hàng hợp tác xã; Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài.
  • Tổ chức và cá nhân mở tài khoản thanh toán.
  • Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến vấn đề mở và sử dụng các tài khoản thanh toán.

Tài khoản ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Tài khoản ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Theo quy định của Điều 11 tại Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-NHNN ban hành ngày 08/03/2019 của Ngân hàng Nhà nước thì đối tượng được phép mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng cũng như chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:

– Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

  • Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các năng lực hành vi dân sự theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được phép mở tài khoản thanh toán ngân hàng;
  • Người từ đủ 15 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi và không bị mất hay bị hạn chế các năng lực hành vi dân sự được phép mở tài khoản thanh toán ngân hàng;
  • Người chưa đủ 15 tuổi và người bị hạn chế các năng lực hành vi dân sự, những người bị mất các năng lực hành vi dân sự theo như quy định của pháp luật Việt Nam được phép mở tài khoản thanh toán ngân hàng thông qua người đại diện pháp luật;
  • Người bị khó khăn về nhận thức hay khó khăn trong việc làm chủ hành vi theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được phép mở tài khoản thanh toán ngân hàng thông qua người giám hộ.

– Tổ chức hay doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam gồm có: Các tổ chức là pháp nhân, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh và những tổ chức khác được phép mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo như quy định trên thì từ ngày 01/03/2019 các tổ chức cho dù không có tư cách pháp nhân cũng được phép mở các tài khoản thanh toán tại ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gồm có:

  • Các doanh nghiệp tư nhân;
  • Các hộ kinh doanh cá thể;
  • Các tổ chức khác (ví dụ như chi nhánh hay văn phòng đại diện hoặc văn phòng luật sư,…).

Các tổ chức cho dù không có tư cách pháp nhân cũng được phép mở các tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Các tổ chức cho dù không có tư cách pháp nhân cũng được phép mở các tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng

Bước 1: Chọn ngân hàng mở tài khoản

Tổ chức, doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng có địa điểm gần trụ sở công ty và có nhiều phòng giao dịch trên cả nước để thuận tiện cho việc giao dịch.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tài khoản

Về hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng thì mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu riêng của mình. Tuy nhiên, theo quy định của Nhà nước thì tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản như sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng mà tổ chức, doanh nghiệp muốn mở tài khoản (hiện nay bạn có thể tải về từ website của ngân hàng hoặc đến nhận trực tiếp tại chi nhánh, các văn phòng giao dịch của ngân hàng);
  • 01 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • 01 bản sao có công chứng Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu còn liệu lực của người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;
  • 01 bản sao có công chứng của Giấy chứng nhận mẫu dấu.

Bước 3: Nộp hồ sơ mở tài khoản tại ngân hàng

Sau khi hồ sơ đăng ký mở tài khoản được chuẩn bị đầy đủ, người đại diện pháp luật sẽ mang hồ sơ và con dấu của doanh nghiệp đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.

Bước 4: Hoàn thành đăng ký tại ngân hàng

Doanh nghiệp sẽ được nhận mã số tài khoản ngân hàng của mình. Sau đó, doanh nghiệp phải đóng tiền ký quỹ trong tài khoản ngân hàng. Số tiền này được quy định tùy theo từng ngân hàng (thông thường là 1 triệu đồng).

Bước 5: Thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ngay sau khi được cấp tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty

Thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Bản sao công chứng của Giấy đề nghị bổ sung và cập nhật các thông tin đăng ký doanh nghiệp; Bản sao công chứng của Giấy phép đầu tư; Bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị về mặt pháp lý tương đương.

Quy trình thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hiện nay, có 2 cách để doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo số tài khoản ngân hàng của mình tới Sở Kế hoạch và Đầu tư:

  • Doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký online bằng việc truy cập vào website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện theo các quy trình, website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trong thời gian khoảng 30 ngày kể từ ngày được ghi trên thông báo tiếp nhận Hồ sơ đăng ký qua mạng đã hợp lệ, doanh nghiệp sẽ phải mang toàn bộ giấy tờ hồ sơ gốc (đã được công chứng) đến nộp bộ phận phụ trách của Sở kế hoạch và Đầu tư để được nhận bạn gốc Giấy xác nhận về việc đã thay đổi nội dung trong đăng ký kinh doanh.

Như vậy, việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập và đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng với cơ quan quản lý Nhà nước đã được hoàn tất.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo số tài khoản ngân hàng của mình bằng cách nộp trực tiếp hoặc nộp online

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo số tài khoản ngân hàng của mình bằng cách nộp trực tiếp hoặc nộp online

Danh sách các ngân hàng tốt nhất hiện nay

Mới đây, một tổ chức rất uy tín là Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố bản danh sách:

– Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín nhất năm 2019.

– Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân uy tín.

Danh sách bình chọn ngân hàng này của Vietnam Report được lập dựa trên căn cứ theo: Kết quả đánh giá tài chính ngân hàng; Kết qủa đánh giá uy tín trên truyền thông bằng phương pháp Media coding; Kết quả khảo sát khách hàng, các ngân hàng và chuyên gia trong ngành ngành tài chính – ngân hàng được thực hiện trong thời gian từ tháng 5  đến tháng 6/2019.

Xem thêm: 

Doanh nghiệp có thể dựa trên danh sách này và lựa chọn cho mình ngân hàng tốt nhất để gửi gắm niềm tin. Sau đây là thông tin để bạn tham khảo:

Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019

STT TÊN NGÂN HÀNG
1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Tên viết tắt Vietcombank)
2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Tên viết tắt Vietinbank)
3 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Tên viết tắt Techcombank)
4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Tên viết tắt BIDV)
5 Ngân hàng TMCP Quân đội (Tên viết tắt MB)
6 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Tên viết tắt VPBank)
7 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Tên viết tắt Agribank)
8 Ngân hàng TMCP Á Châu (Tên viết tắt ACB)
9 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tên viết tắt TPBank)
10 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Tên viết tắt SHB)

Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019 của Vietnam Report

Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019 của Vietnam Report

Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân uy tín năm 2019

STT TÊN NGÂN HÀNG
1 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Tên viết tắt Techcombank)
2 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Tên viết tắt VPBank)
3 Ngân hàng TMCP Á Châu (Tên viết tắt ACB)
4 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tên viết tắt TPBank)
5 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Tên viết tắt SHB)
6 Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (Tên viết tắt HDBank)
7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Tên viết tắt Sacombank)
8 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Tên viết tắt VIB)
9 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Tên viết tắt MSB)
10 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Tên viết tắt SCB)

Trên đây là các nội dung liên quan đến thủ tục mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập công ty và các ngân hàng tốt nhất hiện nay được Ttax tổng hợp để bạn tham khảo. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Công ty Ttax để được trợ giúp nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bản quyên thuộc về Ttax !!